Xem thêm về các nhóm của chúng tôi tại đây
Giới thiệu về tác giả
Luke Johnson là Chủ tịch Đài truyền hình Kênh 4 và công ty Risk Capital Partners. Trong tám năm liền ông đã viết trên chuyên mục kinh doanh của tờ Sunday Telegraph. Trong những năm 1990 ông đã làm Chủ tịch của hãng PizzaExpress và hiện là người sở hữu và Chủ tịch của hệ thống nhà hàng Giraffe và Patisserie Valerie. Ông cũng là chủ của các công ty về tuyển dụng, nha khoa và bán lẻ.
Luke Johnson tốt nghiệp trường Oxford và là một nhà phân tích môi giới chứng khoán trong lĩnh vực truyền thông từ những năm 1980. Hiện ông đang sống ở London cùng gia đình và đã có hai con.
Xem thêm về các nhóm của chúng tôi tại đây
Tóm tắt sách
NHỮNG NGƯỜI GIÀU NHẤT
Theo thông lệ hàng năm, tháng Ba là thời điểm các nhóm điều tra đưa ra Danh sách Những người giàu nhất, và nỗi ám ảnh ngày càng tăng của chúng ta về của cải vật chất lại được dịp thể hiện. Để “góp vui”, tôi đã lựa ra đây một số điều thú vị từ hai tác phẩm gần đây viết về chủ đề tại sao những người giàu lại giàu. Có thể kết luận ngay với bạn đọc rằng nó không đến nỗi tệ hại như quan điểm của Francis Bacon: “Có nhiều cách làm giàu, và phần lớn trong đó đều xấu xa”.
Thú vị nhất trong hai cuốn sách là cuốn The Millionaire Mind của Thomas J. Standley, một giáo sư chuyên nghiên cứu về người giàu. Tác phẩm của ông được viết dựa trên các nghiên cứu về những người sống trong những ngôi nhà đắt tiền nhất ở Mỹ. Nó đưa ra một số thực tế như sau:
✔ Người giàu không dậy sớm hơn những người khác – nói chung họ cũng thức dậy cùng giờ với tất cả chúng ta;
✔ Họ không thực sự sáng chói trong học tập – để làm giàu thì chăm chỉ còn quan trọng hơn trí tuệ hay bằng cấp;
✔ Họ thường học kém khi còn ở trường, điều này khiến họ phải nỗ lực nhiều hơn;
✔ Hầu hết là họ đã lập gia đình và ít khi ly hôn. Việc ly hôn ảnh hưởng nhiều đến người thành công hơn là những thất bại trong kinh doanh;
✔ Họ thường kết hôn với những người biết ủng hộ những nỗ lực vươn lên của họ, đồng thời cũng là người thích làm giàu;
✔ Họ thường sống căn cơ, thực tế và không hề phung phí, gần như có thể gọi họ là những người keo kiệt;
Phần lớn trong số họ là những người rất đặc biệt: họ làm việc cho chính mình và không a dua theo số đông – họ không ngại phải thách thức với thực tế.
Và một số lưu ý nhỏ nữa:
✔ Họ gần như không bao giờ chơi xổ số; và
✔ Họ thường chơi golf
Cuốn sách thứ hai có tên How to be a Billionaire của Martin S. Fridson có thể được coi là sách gối đầu giường cho những ai thực sự tham vọng. Fridson, hiện đang làm việc tại Merrill Lynch, tập đoàn tài chính hàng đầu của Mỹ, đã nghiên cứu về “các chiến lược đã được thực chứng của các đại gia về của cải”; thông qua nghiên cứu này ông đã cố tìm ra những điểm chung giữa họ. Ông gợi ý cho các độc giả cua mình áp dụng các nguyên tắc sau:
✔ Chấp nhận những rủi ro lớn
✔ Kinh doanh theo cách mới
✔ Thống lĩnh thị trường
✔ Củng cố một lĩnh vực
✔ Mua với giá thấp
✔ Phát triển nhờ các giao dịch
✔ Kiểm soát cuộc cạnh tranh
✔ Đầu tư để dành ảnh hưởng chính trị
✔ Chống lại các công đoàn
Ngoài ra, ông cũng lưu ý đến một số mẹo sau:
✔ Các luật lệ đều có thể phá vỡ được
✔ Bắt chước còn tốt hơn cải tiến
✔ Giữ lấy cổ phần làm lợi thế
✔ Sử dụng đòn bẩy tài chính (vay nợ để đầu tư – ND)
✔ Tiết kiệm sẽ mang lại hiệu quả
✔ Thích thú với cuộc theo đuổi
✔ Vững vàng trước những lời chỉ trích
Cuốn sách đầu tiên nói về những người giàu, cuốn thứ hai nói về những người siêu giàu. Nếu chỉ đơn giản là muốn làm giàu, bạn không cần phải lập công ty riêng hay chấp nhận những rủi ro lớn – nhưng để trở thành một tỷ phú, đó là việc bạn phải làm.
Điều thú vị là quá trình tích luỹ của cải lại khiến con người ta hạnh phúc hơn so với khi “bỗng dưng” được hưởng một đống gia tài. Có vẻ như những bậc tiền bối đã “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” để gây dựng sản nghiệp thường cảm thấy thỏa mãn với gia tài của mình hơn so với những người thừa kế của họ. Lewis Lapham, một chuyên gia về sự giàu có và giai cấp đã nói “Hãy tiêu Tiền mới (tức tiền tự kiếm được)…. Tiền cũ (tức tiền được thừa kế) chỉ dùng để dự phòng”. William K. Vanderbilt cũng nói: “Của cải thừa kế thực sự chỉ cản trở hạnh phúc. Nó làm tê liệt các hoài bão của con người giống như ma túy giết chết đạo lý”. Đây có lẽ là quan điểm trái ngược với quan điểm phổ biến của tầng lớp trưởng giả rằng Tiền Cũ đáng trọng hơn Tiền Mới.
Ở Anh, nhờ những thay đổi trong thái độ đối với tiền bạc mà gần đây đã xuất hiện xu hướng ngày càng có nhiều cá nhân gây dựng các gia sản kếch xù thay cho xu hướng trước đây là các tập đoàn hay tổ chức thi nhau làm giàu. Đây là lý do tại sao danh sách những người giàu có ngày một mở rộng. Xu hướng này tăng lên cùng với thị trường theo chiều giá lên và sự gia tăng của các triệu phú công nghệ. Nói rộng ra, điều này có ích cho đất nước, bởi vì phần lớn động lực và sự phát triển của nền kinh tế xuất phát từ các doanh nhân đơn lẻ chứ không phải từ các tập đoàn lớn.
Động lực chính được nêu trong cả hai cuốn sách đều không phải là sự tham lam. Có lẽ là do những người giàu ngại đề cập đến khát vọng căn bản đó. Cũng có thể các tác giả sợ rằng “lòng tham” – một trong bảy tội lỗi của con người – không phải là một đức tính đáng học hỏi. Nhưng chính khao khát sở hữu đó đã vận hành các bánh xe của nền kinh tế. Chúng ta cần những người giàu, và đương nhiên là xây dựng nên các Danh sách những người giàu không phải chỉ để làm vui.
Những giá trị mà ta nhận được từ sách
Giúp người đọc dễ dàng nhận thấy một số quan điểm cơ bản về kinh doanh:
- Tầm quan trọng của doanh nhân trong việc vận hành toàn bộ hệ thống;
- Tầm quan trọng của việc tìm hiểu lịch sử kinh doanh để từ đó rút ra những bài học cho mình;
- Hiệu ứng trễ trong kinh tế học và những rủi ro chúng ta có thể gặp phải khi xem nhẹ vai trò của nó;
- Sự cần thiết của việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào đầu tư.
- Một đặc điểm khác của cuốn sách này sẽ cho thấy điểm khác biệt nữa là trong cuốn sách, một số vấn đề kinh tế sẽ được biểu hiện qua một quá trình.
- Lãi suất thấp, mức cho vay lớn và tính thanh khoản cao đang tiếp nhiên liệu cho các bong bóng tài sản ở hầu khắp mọi nơi trên thế giới.
- Sự bành trướng mạnh mẽ của Trung Quốc và Ấn Độ.
- Tác động ngày càng gia tăng của cuộc cách mạng trực tuyến đối với nền kinh tế, nhất là trong các lĩnh vực như bán lẻ và truyền thông.
- Sự tăng lên không ngừng của các loại tài sản thay thế như vốn cổ phần tư nhân, bất động sản, quỹ đầu cơ và hàng hoá.
Tham gia cộng đồng học tập suốt đời cùng chúng tôi tại Happy Leader Community
Follow us:
- Facebook: https://www.facebook.com/HappyLeaderCommunity
- Website: https://happyleadercommunity.shasugroup.com
Our Services
- Business Consultant: https://consultant.shasugroup.com/
- Executive, Business, Performance, Leadership Coaching & Mentoring: https://www.shasugroup.com/coaching-mentoring-consulting
- Training Solution: https://training.shasugroup.com/
- Fundraising & M&A Consultant: http://invest.shasugroup.com/
- International Sales Connection Service: http://export.shasugroup.com/
- Headhunter(Recruitment Service): https://hrstrategyvn.shasugroup.com/