Bài viết sau giúp cho các bạn có định hướng theo nghề Headhunting hiểu hơn về các khái niệm liên quan đến Headhunting. Sau khi phân tích khái niệm “Nghề Headhunting là gì?”, chúng tôi sẽ giới thiệu thêm cho các bạn chủ đề “Headhunter họ là ai”?
Mời các bạn cùng tìm hiểu nhé!
Những người làm công việc Headhunter có thể xuất thân từ bất kỳ ngành nào, nhưng đa phần là trong nhóm ngành kinh tế và xã hội.
Họ đến với nghề bởi niềm đam mê và họ tự đào tạo mình qua công việc là chủ yếu, bởi cho dù họ có tốt nghiệp từ nước ngoài về thì môi trường nhân sự cao cấp đều có những đặc trưng riêng, nhất là với Việt Nam thì còn quá mới mẻ.
Chính vì lý do đó, nên dù bạn không tốt nghiệp tư bất cứ trường lớp chuyên môn nào, chỉ cần bạn có đủ năng lực và tự tin và khả năng của mình, chính bạn cũng có thể trở thành một Headhunter.
Chuẩn mực để đánh giá một Headhunter chuyên nghiệp tại Viêt Nam hiện nay chưa có một quy chuẩn nào rõ ràng, cụ thể, một Headhunter được đánh giá cao là những người tìm được nhân sự và đánh giá đúng năng lực của họ sao cho phù hợp với tiêu chí tuyển dụng mà đối tác của họ đưa ra.
Để đạt được danh hiệu đó các Headhunter phải trải qua quá trình tôi luyện bản thân và học hỏi rất gian khổ.
Một vài tiêu chí mà 1 Headhunter chuyên nghiệp cần có:
- Marketing với chiến lược sáng tạo:
Do việc Headhunter chỉ nhận phí tư vấn từ các công ty, thách thức lớn nhất đối với một Headhunter là để có thể làm cho một vị trí không mấy làm hấp dẫn (ví dụ: có thể là mức lương, thương hiệu của khách hàng, địa điểm làm việc quá xa, sếp quá khó tính, yêu cầu rất cao nhưng ưu đãi thì thấp, khách hàng có tỷ lệ nghỉ việc cao, văn hóa phực tạp….) được ít nhất là biết đến và được chấp nhận bởi các ứng viên tiềm năng trong lĩnh vực liên quan. Một người headhunter giỏi là người có thể chia sẻ và nhấn mạnh được những điểm nổi bật (unique selling point) từ phía khách hàng, hay vị trí họ đang cần tìm, cũng như thử thách ứng viên với các điểm họ sẽ phải vượt qua nếu như có làm vị trí đó.
- Bán chính mình (sell yourself) và dịch vụ của bạn:
Việc một headhunter làm không chỉ là tuyển dụng một ứng cử viên cho một vị trí, mà bạn phải bán vị trí đó cho ứng viên. Việc này muốn thành công cần phải có Niềm tin, Sự tự tin và Tính trung thực từ phía bạn. Từ những ấn tượng đầu tiên với ứng viên đến những khoảng thời gian sau khi bạn chốt được deal, bạn phải đảm bảo rằng bạn đang bán bản thân mình tốt. Từ cách ăn mặc, đi đứng, nói chuyện, tự tin trong các cuộc trao đổi giữa ứng viên & khách hàng và chịu trách nhiệm đối với khách hàng và mỗi ứng cử viên. Không có gì hơn khi bạn có một danh tiếng tốt trong lĩnh vực này. Và phải mất rất nhiều thời gian và thử thách để có thể có được một hình ảnh headhunter tốt tại Việt Nam.
- Kết nối và giao tiếp:
Cho dù bạn có tốt ở các kỹ năng khác, bạn sẽ không thể thành công trong nghề này nếu bạn không có sự quan tâm thực sự tới mọi người dù họ là ứng viên hay khách hàng của bạn. Kỹ năng giao tiếp phần lớn là bẩm sinh nhưng rất nhiều người có thể có được nếu bạn thực sự trau dồi hàng ngày. Bạn phải biết cách để ứng xử với mỗi khách hàng và ứng viên. Bạn sẽ cần phải duy trì kết nối với ứng kiên kể cả sau khi bạn giới thiệu họ thành công, hay duy trì liên lạc với khách hàng kể cả khi bạn đã tuyển dụng xong hết các vị trí họ cần. Bạn sẽ cần đối xử tốt với tất cả mọi người ngay cả khi họ là người hoàn toàn xa lạ với bạn vì bạn sẽ không biết khi nào bạn sẽ làm việc với họ. Kỹ năng giao tiếp là nền tảng cơ bản của một headhunter chuyên nghiệp, từ email, nói chuyện qua phone, gặp mặt trực tiếp, tại các networking event hay business lunch.
- Thuyết phục, tạo ảnh hưởng đến người khác và tạo dấu ấn của cho riêng mình:
Bạn phải biết làm thế nào để thuyết phục các ứng viên tiềm năng rằng đây là công việc mà có thể phát huy tối đa tiềm năng của họ. Bạn cũng phải biết cách thuyết phục khách hàng của bạn rằng tất cả mọi người trong danh sách bạn đã gửi họ là các ứng viên phù hợp nhất với yêu cầu của công ty. Khả năng của bạn để thuyết phục và tạo ảnh hưởng đến quyết định của họ sẽ giúp bạn chốt được nhiều deal lớn. Theo cá nhân tôi thì đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất khi làm nghề này bởi vì (một mình) bạn sẽ cần phải đứng ra đàm phán với các cấp giám đốc (Director) hay tầm CXO level
- Xác định và tìm kiếm các tài năng và kỹ năng độc đáo của ứng viên:
Một số ứng viên không chắc chắn rằng điểm mạnh thực sự của họ là gì. Họ sẽ nộp một CV mà không có bất kỳ định hướng. Đó là khi bạn cần phải nhảy vào để định vị (positioning) lại cho ứng viên. Dựa trên các cuộc phỏng vấn của bạn, bạn sẽ có thể xác định các kỹ năng lớn nhất hay giá trị nổi bật nhất của họ mà trên CV không thể hiện ra hết được. Khả năng của bạn để đánh giá và phân biệt những ứng viên tốt nhất với những ứng viên bình thường sẽ làm cho bạn trở thành một trong những headhunter tốt nhất tại Việt Nam.
- Kiến thức chuyên sâu về ngành, lĩnh vực mà mình chuyên tìm kiếm nhân sự cho lĩnh vực đó. Thông thường, phạm vi hoạt động của head-hunter được phân chia theo ngành nghề, mỗi head-hunter sẽ phụ trách một vài mảng nhất định.
- Có tầm nhìn, kỹ năng về nhân sự.
- Đủ tầm nhìn sâu và rộng để tư vấn chiến lược nhân sự dài hạn cho DN, đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình hợp tác giữa DN và head-hunter.
- Hiểu rõ định hướng phát triển, cũng như khó khăn về mặt nhân sự mà họ đang gặp phải để có thể mang đến nhiều lợi ích nhất cho DN. Đặc biệt, họ cần kỹ năng tư vấn nghề nghiệp vững vàng. Không chỉ chú trọng đến lợi ích DN, họ phải biết quan tâm đến lợi ích của ứng viên.
- Kiến thức sale (60%) để có thể tìm kiếm, khơi gợi nhu cầu, thuyết phục ứng viên, xử lý từ chối và cuối cùng là chốt được nhân sự.
- Kiến thức Nhân sự (40%) để có thể truyền thông trong tuyển dụng, tư vấn cho ứng viên về cơ hôi phát triển nghề nghiệp và những kỹ năng đánh giá trong tuyển dụng (lọc CV, phỏng vấn, test…)
- Phát triển dữ liệu ứng viên nguồn database
- Cần tập trung và phát triển sâu trong một lĩnh vực
Theo chị Lucia Sen Nguyễn Giám Đốc Điều Hành của HR Strategy: Headhunter họ là ai? Thì đó là những người khao khát chiến thắng, khao khát học hỏi nhiều ngành nghề, khao khát học tập suốt đời, khao khát kết nối, giúp đỡ người khác, cực kiên trì đầy lửa nhiệt thành cho cho việc kết duyên thành công giữa Nhà Tuyển Dụng & Ứng Viên & muốn mình không phải giàu về vật chất mà còn giàu cả về kiến thức, mối quan hệ xã hội, về các giá trị tinh thần khác …”
Chúc cho những ai muốn tìm hiểu nghề Headhunting sẽ trở thành một Headhunter thực thụ, thì hãy đăng ký khóa học miễn phí của HR Strategy tại: http://bit.ly/HRStrategyVietNam