Bạn có lẽ sẽ thắc mắc rằng tại sao chủ đề này lại không được đề cập trong chương 8: Các hành vi xúc phạm giới tính. Nếu ví dụ là một nhân viên treo một bức ảnh khỏa thân trong tạp chí Playboy lên tường cửa hàng thì vấn đề nên được trình bày trong chương nói về các hành vi xúc phạm giới tính.
Tuy nhiên, tiêu chí để đánh giá đây là một hành động trưng bày hình ảnh khiêu dâm ở nơi không thích hợp thường gây tranh cãi. Cuốn tạp chí Victoria’s Secret hay phụ lục áo tắm của tạp chí Sports Illustrated có được phép không? Còn việc một bà mẹ tự hào khoe bức hình chụp cô ta đang cho đứa con mới sinh bú? Sẽ thế nào nếu một nhân viên nam đặt bức hình người vợ mặc một bộ đồ gợi cảm trên bàn? Đó có phải là các hành động gây ra sự khó chịu? Liệu có sự khác biệt nào khi cô ấy mặc bộ đồ tắm hai mảnh so với bộ đồ tắm một mảnh không – đặc biệt nếu một trong số các đồng nghiệp của bạn theo một tôn giáo trong đó quy định phụ nữ phải che kín từ đầu đến chân?
Rõ ràng là sự không phù hợp tùy thuộc vào quan điểm và thẩm mỹ của từng người – điều này không giúp ích nhiều cho bạn nếu bạn phải gặp gỡ với nhân viên có bức hình người đó đang cho con bú. Giải pháp phù hợp sẽ phụ thuộc vào bản chất của hình ảnh cũng như những lời phàn nàn gửi đến bạn. Thông thường, khi giải quyết các vấn đề nhạy cảm nơi làm việc, nếu nghi ngại, trước tiên bạn hãy trao đổi với phòng nhân sự hoặc ban cố vấn pháp lý.
Giải pháp
Khi các vấn đề tiềm tàng nơi làm việc khiến bạn cảm thấy bối rối, hãy xem lại phần Giới thiệu trong cuốn sách này để đánh giá chiến lược của bạn. Bạn sẽ tìm thấy một vài gợi ý quan trọng để đề ra kế hoạch xử lý: Đầu tiên, hãy hiểu rằng không phải điều bạn nói mà chính cách bạn thể hiện sẽ đem lại hiệu quả. Thứ hai, bạn cần dựa vào cảm giác hối lỗi để giải quyết vấn đề thay vì sự tức giận. Cuối cùng, cảm nhận là chiếc chìa khóa giúp người khác nhận ra quan điểm của chúng ta, thậm chí trong cả những trường hợp khó xử nơi làm việc. Vì vậy, có lẽ bạn nên trao đổi với nhân viên theo cách sau:
Chào Phyllis, tôi muốn gặp chị vì tôi cần sự giúp đỡ, thiện chí là sự nhẫn nại, để giải quyết một vấn đề nhỏ. Tôi cảm thấy đôi chút không thoải mái khi trao đổi về vấn đề này và hãy thứ lỗi nếu trong khi trao đổi tôi bị đỏ mặt. Như đã nói, trên cương vị trưởng phòng, tôi có trách nhiệm trao đổi với chị chuyện này, dù tôi muốn giải quyết một cách tế nhị cùng sự tôn trọng tối đa.
Ừm, bức ảnh chị đang cho bé Ashley bú được cài đặt làm màn hình chờ máy tính… Nhưng tôi e rằng nó khiến một vài đồng nghiệp của chị cảm thấy không thoải mái. Mọi người phản ánh với tôi họ cảm thấy bất tiện khi bước vào chỗ làm việc của chị.
Mọi người cảm thấy rất khó khăn và không thoải mái khi đề nghị tôi can thiệp. Tất nhiên, mặc dù đều cảm thấy vui cho chị cùng bé Ashley, nhưng bức hình đó hơi nhạy cảm một chút. Vì vậy, chị có thể cân nhắc thay thế nó bằng một bức hình của bé Ashley được không?
Khó khăn trong trường hợp này là bức hình nhân viên cho con bú đó hoàn toàn tự nhiên và đẹp. Cách giải quyết của bạn trong trường hợp này đầy quan tâm và chân thành, và thường thì mọi người sẽ phản ứng theo những cách thích hợp. Giải pháp tương tự cũng có thể áp dụng với người đàn ông để tấm ảnh vợ mình mặc bikini trên bãi biển hay để những bức hình trong tạp chí áo tắm Sports Illustrated trên bàn.
Tóm lại, điều này không phụ thuộc vào bạn khi quyết định vấn đề này đúng hay sai. Đây đơn giản là một vấn đề về cảm nhận khi người đó cảm thấy không thoải mái hay bị xúc phạm bởi hình ảnh đó. Nhân viên khó có thể phản ứng: “Đáng ra mọi người không nên cảm thấy khó chịu chỉ vì nhìn thấy bức hình tôi đang cho đứa con mới sinh bú/những bức hình áo tắm trên tạp chí Sports Illustrated/catalog mới nhất của hãng đồ lót Victoria’s Secret để trên bàn uống cà phê.” Thông thường, nhân viên sẽ nhận thức được rằng đồng nghiệp có thể cảm thấy khó chịu và nhằm làm hài lòng những người khác, họ sẽ thay ảnh màn hình chờ hoặc thay cuốn tạp chí bằng đồ vật khác.
Đừng vội phán xét nếu một nhân viên luôn luôn cho rằng cô ta có quyền để bức ảnh đang cho con bú hay bức ảnh chồng cô ta trong bộ đồ bơi bó sát. Nếu cuộc nói chuyện ban đầu kết thúc bằng thái độ thách thức, hãy cho người đó biết bạn muốn đánh giá vấn đề này kỹ hơn với sự giúp đỡ của phòng nhân sự hay ban giám đốc. Bạn sẽ thấy là trước khi phải giải quyết lại vấn đề này với nhân viên đó, họ sẽ đến gặp bạn và khẳng định họ đã suy nghĩ về vấn đề này và đồng ý bỏ bức ảnh đó.
Nếu điều này không xảy ra, hãy để bên thứ ba (thường là phòng nhân sự) tham gia và giải quyết theo quy định. Vì vẫn phải tiếp tục giám sát nhân viên này, bạn không nên bị đánh giá là người đơn phương đưa ra hình thức kỷ luật. Một khi bên thứ ba khẳng định bức ảnh trên màn hình chờ hay cuốn tạp chí cần phải chuyển đi nhằm tránh nguy cơ cáo buộc về môi trường làm việc không thân thiện, lúc đó không còn nhiều cơ hội để trao đổi hay thảo luận.
Tất nhiên, nếu bạn phải tự giải quyết vấn đề (và đại diện phòng nhân sự không giúp bạn thông báo quyết định đó), bạn cần cho nhân viên đó biết bạn đã trao đổi với ai và điều họ đề xuất với bạn. Gợi ý nhân viên nói chuyện trực tiếp với người đó nếu họ muốn cũng đưa ra một ý kiến hay.
(Trích sách “101 tình huống nhân sự nan giải” – PAUL FALCONE)
📌 ACE có nhu cầu đào tạo thì LIÊN HỆ với Shasu Training qua hotline: 0918150881 để được tư vấn cụ thể nhé.
📌 Để được cập nhật một cách nhanh nhất về các xu hướng đào tạo, thân mời ACE tham gia vào Group Zalo: https://zalo.me/g/aiaujw025
Tại đây, Shasu Training luôn cập nhật các khóa đào tạo và hỗ trợ ACE làm Kế hoạch đào tạo (annual training plan).
Trân trọng,
Training Solutions – Đồng hành & cho nhau giá trị
🔸 Web: https://training.shasugroup.com
🔸 Facebook: https://www.facebook.com/shasutrainingsolutions