Việc xuất khẩu các mặt hàng ra nước ngoài sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều khi các doanh nghiệp tìm hiểu rõ luật xuất khẩu và các vấn đề hành chính liên quan đến thương mại quốc tế. Đồng thời, hiểu rõ các quy tắc cơ bản về phí pháp lý, tài liệu và quy định tùy chỉnh cho từng thị trường cụ thể sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa ra những quyết định sáng suốt trong việc giao thương quốc tế.
(Lưu ý : Sự bùng phát của dịch COVID-19, các quốc gia/khu vực dưới đây và thông tin chính sách tương ứng của họ có thể bị thay đổi khá nhiều. Vui lòng tham khảo các nguồn chính thức của chính phủ của từng quốc gia tương ứng để tìm kiếm thông tin mới nhất, chính xác nhất về tình hình xuất nhập khẩu của nước đó)
Các vấn đề pháp lý cần lưu ý khi xuất khẩu:
Nếu doanh nghiệp của bạn mới bắt đầu tham gia ngành xuất khẩu thì một lời khuyên là hãy bắt đầu xây dựng một chiến lược xuất khẩu nhỏ, từ đó tích lũy kinh nghiệm cho các lần xuất khẩu hàng tiếp theo. Và dưới đây là 3 vấn đề chính được nêu ra với mục đích giúp cho bạn có thêm kiến thức trong việc nắm rõ các pháp lí xuất khẩu
1. Doanh nghiệp bạn có nợ thuế hải quan và cần phải hoàn thành các thủ tục hải quan?
- Điều này dựa trên quốc gia bạn nhập khẩu, mặt hàng bạn nhập vào quốc gia đó, vì mỗi quốc gia đánh một mức thuế khác nhau đối với từng loại hàng hóa. Mức thuế này được các quốc gia xác định dựa trên phân loại hệ thống thuế quan hài hòa hoặc mã hàng hóa mà hàng hóa của doanh nghiệp được xếp nhóm nào .
- Hệ thống thuế quan hài hòa là một hệ thống tên và số được tiêu chuẩn hóa quốc tế để phân loại các sản phẩm thương mại áp dụng cho hơn 200 quốc gia.
- Mã hàng hóa được sử dụng khi điền các thủ tục giấy tờ hải quan và giúp quá trình này dễ dàng hơn. Mã tám chữ số được áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu bên ngoài EU hoặc di chuyển trong EU và mã mười chữ số cho hàng hóa nhập khẩu bên ngoài EU.
- Nếu quốc gia mà doanh nghiệp bạn có ý định nhập khẩu có thỏa thuận thương mại với quốc gia bạn đang đặt trụ sở thì việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn hoặc cả hai đều là thành viên của một liên minh thuế quan chung, thì việc xuất khẩu và nhập khẩu có thể cần ít giấy tờ hơn và dễ thực hiện hơn.
2. Doanh nghiệp bạn có cần đăng ký VAT tại quốc gia mà bạn định xuất khẩu sang không ?
- Đăng ký thuế Giá trị gia tăng (VAT) có nghĩa là phải có nhiều thủ tục giấy tờ hơn và lưu giữ hồ sơ, đó là lý do tại sao các công ty xuất khẩu ở quy mô nhỏ hơn đôi khi có những cách tiếp cận khác nhau.
- Nếu doanh nghiệp bạn xuất khẩu với quy mô nhỏ, hãy cân nhắc làm việc thông qua nhà phân phối hoặc thuê một chuyên gia trong ngành giúp bạm thực hiện công việc quản lý VAT, tránh được các sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra .
3. Quốc gia mà bạn xuất khẩu có áp đặt các yêu cầu đối với hàng hóa không?
- Một số hàng hóa có thể yêu cầu giấy phép xuất khẩu nếu các sản phẩm đó liên quan đến chính sách đối ngoại của nước đó hoặc các mối quan ngại về an ninh quốc gia. Vì một số mặt hàng thương mại có thể sử dụng trong mục đích quân sự hoặc các sản phẩm mã hóa.
- Giấy phép xuất khẩu sẽ liên quan đến việc được chính phủ nước xuất khẩu đó có phê duyệt không. Điều này sẽ cho phép hàng hóa được gửi đến một quốc gia cụ thể. Một số quốc gia thậm chí có thể áp dụng thuế xuất khẩu, mặc dù điều này là bất thường.
- Các cơ quan thương mại của chính phủ có nhiều thông tin và hướng dẫn về các vấn đề liên quan đến thuế hải quan, thuế và giấy phép xuất khẩu, cũng như các trách nhiệm tuân thủ khác.
Shasu Export thân mời Anh Chị Em có kinh nghiệm & mối quan hệ Buyer quốc tế tham gia làm Freelancer International Sales cùng chúng tôi.
Doanh nghiệp có nhu cầu và đạt chỉ tiêu xuất khẩu thì gửi báo giá mặt hàng về cho chúng tôi tại: https://zalo.me/g/ilvidj454
Doanh nghiệp tham khảo thêm ở đây : GOV.UK.
Biên tập lại bởi : Shasu Export
Nguồn: Tác giả : thinkwithgoogle
https://marketfinder.thinkwithgoogle.com/intl/en/article/legal-issues-export/
- Mr. Vo Van Cong – Head of Supply Chain at Shasu Group – 0946088745 – 0359778080 (Zalo)
- Mr. David Trung – (084) 918 195 881 (whatsapp/viber/zalo)