Teamwork là gì?
Teamwork hay còn gọi là làm việc nhóm. Chỉ quá trình phối kết hợp, tương tác, cộng tác giữa hai hay nhiều người trong cùng một tổ chức. Bằng cách chia công việc chung thành những phần việc nhỏ hơn, mỗi người sẽ được phân công nhiệm vụ đúng với chuyên môn hoặc thế mạnh của bản thân để cùng hoàn thành công việc nhanh chóng, đạt hiệu quả cao. Những thành viên của một Teamwork thường có chung chuyên môn.
Giai đoạn hình thành và phát triển của Teamwork
Teamwork có 4 giai đoạn hình thành & phát triển là: Hình thành – Sóng gió – Chuẩn hóa – Thể hiện.
Hình thành
- Các cá nhân rời rạc hình thành nhóm làm việc, khởi đầu của quan hệ tình cảm xã hội
- Tâm lý thường thấy là háo hức, kỳ vọng, nghi ngờ, lo âu,…
Sóng gió
Theo tâm lý học quản lý, giai đoạn này giống như thời dậy thì của một con người. Cá nhân nào có hành vi không thể chấp nhận được phải bị đào thải chính trong giai đoạn này.
- Triển khai công việc một cách chậm chạp, đầy trắc trở
- Các cá nhân bộc lộ tính cách, thói quen, sở thích và bắt đầu va chạm mạnh với nhau
- Mâu thuẫn nảy sinh có thể dẫn tới xung đột, đe dọa sự đổ vỡ của nhóm
- Mức độ không hài lòng tăng dần, cảm giác bất mãn tăng lên
Xem thêm về các nhóm của chúng tôi tại đây
Chuẩn hóa
- Dàn xếp mâu thuẫn và giải quyết các vấn đề còn tồn tại
- Ổn định quan hệ cá nhân và đồng đội, hình thành và hoàn thiện tiêu chuẩn của nhóm. Sự chân thành, tin tưởng trở nên rõ nét hơn
Thể hiện
- Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của teamwork
- Tin tưởng, hòa nhập, gắn kết mạnh mẽ. Sự háo hức và sự hợp tác cao. Cảm giác trưởng thành thực thụ ở tất cả các thành viên của nhóm
Đặc điểm của teamwork
Tính tương tác
Đặc điểm chung của teamwork là các thành viên làm việc tương tác lẫn nhau vừa hướng đến mục đích cá nhân và mục tiêu chung của cả đội; mục tiêu đó chỉ có thể đạt kết quả khi mỗi thành viên hỗ trợ nhau.
Tính chuyên môn
Mỗi thành viên teamwork cần làm đúng chuyên môn của mình để đạt hiệu quả cao nhất của như tiến độ công việc.
Tính thống nhất
Khi nhìn vào mục đích công vệc mỗi thành viên đã phải hình dung được đường đi khi “vào trận” và vì thế họ có mục tiêu thống nhất, công việc thống nhất, tiếng nói thống nhất, kế hoạch, lịch trình thống nhất.
Tính kỷ luật
Chỉ khi hiểu teamwork là gì bạn mới thấy tính kỷ luật của nó mang lại. Cụ thể khi “đứng” trong một team nào đó mỗi thành viên phải tuân thủ kỹ luật của toàn đội đặt ra. Nó như một “vương quốc thủ nhỏ” vậy, chi rkhi hoàn thành công việc bạn mới có thể gỡ bỏ hàng rào kỷ luật xuống.
Xem thêm về các nhóm của chúng tôi tại đây
Vai trò của Teamwork
- Là cách tốt nhất để nhiều cá nhân cùng đạt đến một mục đích mà một mình không thực hiện được.
- Sự chuyên môn hóa trong quy trình công việc để tạo nên một “sản phẩm” hoàn hảo trong thời gian ngắn nhất.
- Một trong các yêu cầu cần thiết trong các thông báo tuyển dụng của các công ty lớn nhỏ và tập đoàn đa quốc gia.
- Được ứng dụng phổ biến trong quản trị nhân sự hiện đại.
5 Điểm Chết Trong Teamwork
5 Điểm Chết Trong Teamwork là câu chuyện về kỹ năng lãnh đạo lấy bối cảnh một công ty công nghệ đang gặp khó khăn trong việc phát triển và tìm kiếm khách hàng.
Một số công ty rơi vào trạng thái cả nhóm không thể đi đến thoả thuận chung để giải quyết vấn đề. Họ chỉ chú tâm vào việc điểm mặt, đổ tội, dè bỉu lẫn nhau; không một ai nhận trách nhiệm, công việc luôn trễ hạn và đạo đức xuống cấp. Đội ngũ điều hành không thể đưa ra những quyết định quan trọng, và vì thế công ty đang trên đà thua cuộc trong cuộc chiến giành thị phần.
“Nếu anh có thể làm cho mọi người trong công ty đồng lòng hướng đến một mục tiêu chung, thì anh có thể thống lĩnh bất kỳ lĩnh vực nào, trong bất kỳ thị trường nào, với bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào và tại bất kỳ thời điểm nào”.
Việc khiến mọi người trong công ty đồng lòng và cùng nhìn về một hướng đòi hỏi vị CEO và ban điều hành giải quyết 5 điểm chết sau đây trong làm việc nhóm.
Điểm chết thứ nhất: Thiếu sự tin tưởng
Điểm chết đầu tiên chính là thiếu sự tin tưởng giữa các thành viên trong nhóm. Sự tin tưởng mà tác giả đề cập đến là khả năng thể hiện điểm yếu của mỗi thành viên cũng như cởi mở về nhược điểm của mình với người khác.
Niềm tin sẽ không thể hình thành nếu các thành viên trong nhóm không sẵn sàng để lộ điểm yếu. Thay vào đó, họ muốn là người đúng, cứng cỏi và có quyền đến mức không dám để lộ điểm yếu và mở lòng với nhau. Niềm tin đòi hỏi các thành viên phải có sự tin cậy vào ý định của những thành viên khác, tin rằng họ là người tốt, và vì vậy, không có lý do gì để mọi người dựng lên bức tường phòng thủ và dè chừng lẫn nhau.
Khi họ thể hiện điểm yếu của mình, người khác sẽ không dùng nó để chống lại họ. Sự thiếu lòng tin giữa các thành viên làm lãng phí rất nhiều thời gian và năng lượng vì các thành viên trong nhóm chỉ dành thời gian để phòng thủ và không sẵn lòng hỏi xin sự giúp đỡ và hỗ trợ những người còn lại.
Bí quyết để vượt qua sự thiếu tin tưởng chính là chia sẻ kinh nghiệm, luôn đồng hành và trung thực với nhau. Trong câu chuyện, cả nhóm hoàn thành bài trắc nghiệm tính cách MBTI để thảo luận về ưu khuyết điểm của nhau, từ đó các thành viên trở nên thoải mái với nhau hơn.
Vai trò chính của người lãnh đạo là làm gương, là người đầu tiên dám thể hiện điểm yếu của mình và tạo một môi trường an toàn nơi điểm yếu có thể được bộc lộ. Xây dựng niềm tin có thể dẫn đến xung đột lành mạnh.
Điểm chết thứ 2: Sợ xung đột
Sự tin tưởng là nền tảng của một đội ngũ giỏi và chính niềm tin có thể tạo nên xung đột. Cả nhóm trở nên hỗn loạn khi họ không thể đối phó với xung đột một cách hiệu quả. Mọi mối quan hệ ý nghĩa đều cần sự xung đột lành mạnh để phát triển. Mâu thuẫn lành mạnh xảy ra khi mọi người thảo luận về vấn đề trước mắt mà không công kích cá nhân và chỉ tìm kiếm giải pháp tốt nhất cho cả nhóm. Các tập thể thường có khuynh hướng tránh né xung đột và tạo nên sự hòa hợp giả tạo.
Người lãnh đạo cần khuyến khích, hỗ trợ và giữ cuộc tranh luận đi theo hướng có ích. Những thành viên né tránh xung đột sẽ không bao giờ đưa ra được các quyết định mà cả nhóm có thể cam kết làm theo. Một nhóm hiệu quả và lành mạnh luôn chấp nhận mâu thuẫn như một phần của đội ngũ để có thể học hỏi và đối phó với nó một cách hiệu quả.
Khi làm việc nhóm, người đứng đầu cần hiểu tầm quan trọng của mâu thuẫn nội bộ và phải cẩn trọng để không dẫn dắt nhóm mình đi đến những giải pháp hấp tấp chỉ để bảo vệ các thành viên. Điều quan trọng đối với người đứng đầu là giúp đỡ các thành viên học hỏi và phát triển kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. Cách tốt nhất để thực hiện điều đó là người lãnh đạo phải “dẫn dắt bằng cách làm gương”, xây dựng hành vi mẫu mực thay vì cố gắng xoa dịu xung đột.
Điểm chết thứ 3: Thiếu cam kết
Khi cả nhóm tham gia vào một cuộc xung đột hữu ích, họ có thể tự tin cam kết và tin tưởng vào các quyết định. Sự cam kết là một phần của sự minh bạch và tận tâm. Trong một nhóm hiệu quả, các thành viên đưa ra quyết định rõ ràng và tin rằng họ có sự hỗ trợ từ các thành viên trong nhóm.
Không lắng nghe những băn khoăn của các thành viên trước khi đưa ra quyết định thường gây ra sự thiếu cam kết. Không có tranh luận thì sẽ không có cam kết. Các thành viên sẽ không thật sự tin tưởng một quyết định khi ý kiến và suy nghĩ của họ về vấn đề đó chưa được quan tâm và thảo luận. “Nếu chưa được đóng góp ý kiến, họ sẽ không tin tưởng vào quyết định cuối cùng”. Điều này không có nghĩa là tìm kiếm sự đồng thuận, mà là bảo đảm tất cả mọi người đều được lắng nghe.
Cuối buổi thảo luận, mọi người cần hiểu được vấn đề và có thể nói rằng, “Tôi có thể không đồng ý với ý tưởng của anh, nhưng tôi hiểu và có thể hỗ trợ anh”.
Khi người ta không được bày tỏ hết ý kiến của mình và không có cảm giác được lắng nghe, thì họ sẽ không làm theo những quyết định được đề ra.
Người lãnh đạo có thể thúc đẩy sự cam kết bằng cách xem xét mọi quyết định then chốt ở cuối cuộc họp, sau đó vạch rõ trách nhiệm và thời hạn.
Điểm chết thứ 4: Trốn tránh trách nhiệm
Một nhóm thiếu sự cam kết thì cũng sẽ không có trách nhiệm. Muốn đội ngũ có trách nhiệm, mọi thành viên phải hiểu rõ những gì người khác kỳ vọng ở họ. Điều quan trọng là mỗi thành viên phải có trách nhiệm với nhóm, nghĩa là họ luôn thực hiện đúng cam kết của mình với nhóm. Cả nhóm cùng giữ nhau chịu trách nhiệm tạo ra thành quả và đạt đến chuẩn mực cao trong công việc. Mỗi thành viên phải có trách nhiệm và chấp nhận khi người khác giao trách nhiệm cho họ.
Khi cả nhóm không chịu trách nhiệm lẫn nhau, lý do thường là vì họ không nắm được tiến triển công việc. Điều quan trọng là làm rõ các tiêu chuẩn của nhóm, vạch ra những việc cần làm, người chịu trách nhiệm và thời hạn hoàn thành. Sự mơ hồ chính là kẻ thù của trách nhiệm.
Tham gia cộng đồng học tập suốt đời cùng chúng tôi tại Happy Leader Community
Điểm chết thứ 5: Không quan tâm đến kết quả chung
Khi cả nhóm không chịu trách nhiệm, các thành viên thường chỉ chăm lo cho lợi ích của mình thay vì lợi ích của cả nhóm. Một đội ngũ lành mạnh đặt thành quả của cả nhóm làm mục tiêu quan trọng. Khi tất cả các thành viên đặt thành quả chung lên hàng đầu, cả nhóm mới có thể chú tâm vào kết quả công việc.
Người đứng đầu cần làm rõ kết quả để mọi người có thể nhìn nhận, khen thưởng những góp phần vào thành công của cả nhóm. Trách nhiệm của người lãnh đạo là giữ cả nhóm tập trung vào kết quả công việc.
5 Điểm Chết Trong Teamwork là quyển sách tuyệt vời về động lực và làm việc nhóm. Thật ra, đây là một trong những quyển sách hay nói về chủ đề này. Nội dung sách được xây dựng dưới dạng chuyện kể, góp phần giúp người đọc mường tượng được sự tương tác của một đội ngũ lành mạnh cũng như hiểu được cảm giác khi là một phần của một đội ngũ thành công. Ngoài ra, tác giả cũng cung cấp những lời khuyên thực tế mà các nhà lãnh đạo có thể áp dụng cho nhóm của riêng mình.
Collection & Edit by Marketing Dept from Team Happy Leader Community – Shasu Group
Reference:
- https://firstnews.com.vn/vi/tin-tuc/5-diem-chet-trong-teamwork-vai-tro-cua-nguoi-lanh-dao-trong-viec-khac-phuc-diem-chet-p4353.html
- https://jobsgo.vn/blog/teamwork-la-gi-vi-sao-teamwork-quan-trong-ky-nang-teamwork-hieu-qua/–
Follow us:
- Facebook: https://www.facebook.com/HappyLeaderCommunity
- Website: https://happyleadercommunity.shasugroup.com
Our Services
- Business Consultant: https://consultant.shasugroup.com/
- Executive, Business, Performance, Leadership Coaching & Mentoring: https://www.shasugroup.com/coaching-mentoring-consulting
- Training Solution: https://training.shasugroup.com/
- Fundraising & M&A Consultant: http://invest.shasugroup.com/
- International Sales Connection Service: http://export.shasugroup.com/
- Headhunter(Recruitment Service): https://hrstrategyvn.shasugroup.com/