Tuyển dụng và sa thải là hai trong số những nhiệm vụ quan trọng và khó khăn nhất của nhà quản lý. Quyết định lựa chọn cá nhân nào và sa thải nhân viên nào là bài toán đau đầu và đầy áp lực, bởi nó quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong tương lai.
Theo thống kê của các chuyên gia về nhân sự, những kĩ năng tuyển dụng tốt nhất chỉ mang lại 66% thành công và một phần ba số người bạn tuyển dụng sẽ không gắn bó với công ty lâu dài. Cùng với đó, mối thương cảm và sự hèn nhát là hai yếu tố chính khiến các nhà quản lý trì hoãn quyết định sa thải một nhân viên không hiệu quả. Bạn hoàn toàn có thể khắc phục những điểm này và cải thiện hiệu quả tuyển dụng của mình bằng cách vận dụng 21 ý tưởng tuyệt vời trong cuốn sách Thuật Tuyển Dụng Và Sa Thải của Brian Tracy.
Xem thêm về các nhóm của chúng tôi tại đây
Quy trình tuyển chọn
Quy trình tuyển chọn là chìa khóa mang lại thành công của công ty nói chung và của bạn nói riêng, trong vai trò là giám đốc điều hành. Quy tắc quản lý đầu tiên là tuyển chọn. 95% thành công của doanh nghiệp được quyết định bởi các nhân viên được tuyển dụng.
Nếu vội vàng đưa ra lựa chọn thì bạn sẽ phải hối hận lâu dài. Hầu hết những quyết định tuyển dụng vội vã đều dẫn đến sự thất vọng về sau. Một quyết định tuyển dụng không chỉ liên quan đến cuộc sống và công việc của bạn, mà còn ảnh hưởng đến thái độ, tính cách, kỹ năng, sự cống hiến và cuộc sống của những nhận viên khác. Vì vậy, khi tuyển dụng ai đó, quy tắc đầu tiên và tốt nhất cho bạn là tuyển dụng từ tốn và lựa chọn cẩn thận.
Cập nhật tư duy
Trong thời đại thông tin phức tạp và thay đổi nhanh chóng như ngày nay, vị trí bạn đang tuyển dụng có thể đòi hỏi những kỹ năng mới hoặc khác biệt so với trước. Bạn có thể dễ dàng thấy công việc thay đổi và phát triển theo thời gian. Những gì bạn cần không phải là một người thay thế cho nhân viên sắp nghỉ việc, mà là một người hoàn toàn khác biệt.
Một nhân viên phải có những năng lực nào để hoàn thành công việc và đạt được kết quả mong muốn? Bạn không cần một nhân viên siêu phàm làm công việc chỉ đòi hỏi kỹ năng và trình độ tư duy ở mức trung bình, cũng như những việc chỉ sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ bình dân. Bạn không cần một siêu sao để thực hiện một công việc trung bình, không thực sự có thách thức và đòi hỏi.
Tìm kiếm sự phù hợp
Một nhân viên cần có kiểu tính cách và thái độ như thế nào để đáp ứng công việc? Lý do đầu tiên khiến mọi người làm việc không hiệu quả là họ không phù hợp. Tính cách và thay độ của họ không ăn khớp với cách vận hành của công ty.
Ví dụ, nếu bạn tuyển dụng một vị trí nội bộ thuộc khối văn phòng, kế toán hoặc kỹ thuật thì người có tính kiên nhẫn hoặc trầm lặng sẽ là lựa chọn tốt nhất. Nếu bạn tuyển dụng cho vị trí bán hàng, marketing, hoặc công việc cần giao tiếp với khách hàng, bạn sẽ phải tìm kiếm kiểu người giỏi xã giao và hướng ngoại nhiều hơn.
Hãy có một văn bản cụ thể về mô tả công việc, nghĩ về sự khác nhau giữa những gì mà một người có thể làm và những gì họ sẽ làm.
Sử dụng Internet
Internet có lẽ là nguồn cung cấp cơ hộ việc làm và nhân viên tiềm năng ở mọi trình độ. Hầu như bất cứ kiểu người nào bạn muốn tuyển dụng đều có trên mạng. Điều ngạc nhiên là bạn có thể tìm thấy họ đơn giản bằng việc sử dụng Google và gõ tên vị trí hoặc chức vụ của người mà bạn muốn tìm kiếm. Có khoảng 200 trang web lớn nhỏ mà các ứng viên tiềm năng đã đăng ký thông tin của họ trên đó.
Tham gia cộng đồng học tập suốt đời cùng chúng tôi tại Happy Leader Community
Tìm kiếm ứng viên chăm chỉ
Một trong những phẩm chất quan trọng cho thành công trong cuộc sống là tinh thần sẵn sàng làm việc chăm chỉ. Hãy hỏi xem họ cảm nhận như thế nào nếu phải làm việc tăng ca vào dịp đặc biệt, cuối tuần hay vào ngày lễ để hoàn thành công việc.
Nếu họ bộc lộ sự miễn cưỡng về vấn đề tăng ca buổi tối hoặc cuối tuần, bạn có thể khẳng định họ là những người cống hiến cho công ty ở mức tring bình.
Những ứng viên thành công là người biết định hướng mục tiêu. Họ xem công việc là cơ hội giúp họ đạt được những mục tiêu cá nhân thông qua việc giúp công ty đạt những mục tiêu kinh doanh. Ứng viên xuất sắc nhất là người có thể viết ra mục tiêu cùng với kế hoạch để đạt được mục tiêu đó một cách rõ ràng, trong đó công việc đang ứng tuyển là một phần trong kế hoạch của họ.
Tự lựa chọn
Với tinh thần này các nhà quản lý chỉ phỏng vấn những ứng viên nổi trội nhất với điểm số xuất sắc đến từ các trường đại học hàng đầu. Những ứng viên này có quyền lựa chọn làm việc cho nhiều công ty khác. Nhưng sau quá trình phỏng vấn, những ứng viên thực sự có mong muốn làm việc cho công ty đã đạt được thành công lâu dài trong công việc.
Trả lương
Mức thu nhập trước đây thường là chỉ số tốt nhất cho những gì bạn sẽ phải trả khi tuyển dụng một nhân viên mới cho công việc. Nếu con số đó không có trong đơn ứng tuyển, hãy trực tiếp hỏi mức lương mà họ nhận được trong công việc trước đây.
Mỗi người có một mức độ thỏa mãn khác nhau về tài chính, và nếu chúng ta tuyển dụng ứng viên với mức lương thấp hơn mức đó, họ sẽ không vui vẻ khi làm việc ở công ty. Họ sẽ liên tục suy nghĩ về tiền bạc và nhưng hóa đơn của họ.
Những công việc tốt nhất
Trong một nghiên cứu, khi các nhân viên được yêu cầu liệt kê các công việc tốt nhất mà họ từng làm, thì mỗi người sẽ nhớ lại một công ty cụ thể nào đó và sếp của họ. Câu hỏi tiếp theo là: “Tại sao đó là công việc tốt nhất mà bạn từng làm?”
Hai câu trả lời phổ biến cho câu hỏi này là: “Tôi cảm thấy sếp luôn quan tâm đến tôi với tư cách là một con người” và “Tôi luôn biết mình được mong đợi điều gì”.
Có lẽ cách tốt nhất để đảm bảo hiệu quả công việc tối đa là bày tỏ các kỳ vọng một cách rõ ràng, tự tin và tích cực. Các nhân viên nên biết chính xác rằng bạn muốn họ làm gì, ở mức độ nào, thời hạn và thang đánh giá như thế nào cho thành tích công việc xuất sắc.
Khi các nhân viên hiểu rõ về công việc và có thể đo lường sự tiến bộ của mình trong công việc đang thực hiện thì họ sẽ nhận được một nguồn động lực liên thúc đẩy họ tiến về phía trước.
Đối mặt với sự thật
Bạn giữ chân nhân viên không có năng lực để đảm nhận công việc hiện tại càng lâu, trong khi tất cả mọi người đều biết nhân viên đó không thể thực hiện công việc, thì bạn càng làm mọi người xung quanh mất tinh thần.
Hơn nữa, bạn sẽ tạo ra ấn tượng mình là người có vẻ không có năng lực trong mắt sếp và đồng nghiệp. Họ sẽ nghĩ rằng bạn không thể thực hiện được công việc của mình.
Thiếu động lực hay thiếu năng lực?
Bạn nhận định như thế nào về một nhân viên thiếu động lực và một nhân viên thiếu năng lực? Có một cách đơn giản là hãy đặt ra câu hỏi: “Nếu cuộc sống của nhân viên đó phụ thuộc vào công việc, thì anh ta có thể hoàn thành tốt nó chứ?”
Nếu nhân viên không thể thực hiện tốt công việc, ngay cả khi cuộc sống của họ phụ thuộc vào nó, thì có nghĩa là anh ấy không có năng lực. Nếu nhân viên có thể thực hiện tốt công việc khi cuộc sống của họ phụ thuộc vào nó thì có nghĩa là anh ấy không có động lực. Bạn phải tự mình quyết định câu trả lời.
Hãy tỏ ra tử tế và thương cảm
Rất nhiều nhà quản lý thuyết phục bản thân rằng họ không sa thải một nhân viên vì họ đang thương cảm và tử tế với anh ta. Có vẻ như nhà quản lý đang ban ơn cho nhân viên bằng cách giữ họ lại cho công việc mà rõ ràng là họ không phù hợp. Sự thật là không sớm thì muộn mọi thứ sẽ kết thúc. Và tất cả những ngày tháng chịu đựng sẽ là quảng thời gian vô cùng phung phí mà cả hai bên không thể lấy lại được.
Suy xét tính pháp lý
Khi bạn sa thải một nhân viên, bạn phải nói như cách mọi người nói là “trình bằng chứng trước tòa”. Hãy làm theo cách này nếu xảy ra kiện tụng, hồ sơ bạn lưu lại sẽ thuyết phục được thẩm phán. Bạn phải thực hiện việc này càng ít cảm xúc càng tốt. Không bao giờ sa thải khi bạn tức giận. Hãy giành thời gian để bình tĩnh lại. Hãy giành thời gian để nghỉ ngơi. Bạn cần hoàn toàn kiểm soát cảm xúc của mình.
Đừng bàn luận về quá khứ
Hãy tránh đổ lỗi và nhắc lại sự việc trong công việc trước đây. Đừng đưa ra tất cả những việc mà nhân viên đó đã thực hiện hoặc không thực hiện. Đã quá trễ cho chuyện này. Đừng cố làm bất cứ điều gì khiến nhân viên bị sa thải cảm thấy tội lỗi vì việc đã làm hoặc không làm trước đây.
Thay vào đó hãy liên tục lặp lại lời nói có sức mạnh: “Tôi nghĩ rằng đây không phải là công việc phù hợp với bạn, và bạn không phải là người phù hợp dành cho nó. Do vậy, tôi nghĩ bạn sẽ vui vẻ hơn khi làm công việc khác”.
Quy tắc vàng
Hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn người khác đối xử với mình. Sa thải người khác theo cách bạn muốn được sa thải, biết đâu lúc nào đó bạn cũng rơi vào hoàn cảnh này.
Khi bạn vượt qua được áp lực của cuộc họp sa thải, nhân viên bị sa thải mới bắt đầu buồn phiên. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, họ sẽ tìm được công việc mới mà họ yêu thích và hóa ra bạn đã làm đúng, và có khi nhân viên này sau đó sẽ quay lại để cám ơn bạn.
Xem thêm về các nhóm của chúng tôi tại đây
Follow us:
- Facebook: https://www.facebook.com/HappyLeaderCommunity
- Website: https://happyleadercommunity.shasugroup.com
Our Services
- Business Consultant: https://consultant.shasugroup.com/
- Executive, Business, Performance, Leadership Coaching & Mentoring: https://www.shasugroup.com/coaching-mentoring-consulting
- Training Solution: https://training.shasugroup.com/
- Fundraising & M&A Consultant: http://invest.shasugroup.com/
- International Sales Connection Service: http://export.shasugroup.com/
- Headhunter(Recruitment Service): https://hrstrategyvn.shasugroup.com/