Hầu hết nhân viên được đánh giá dựa trên tiêu chí chất lượng và số lượng. Tất nhiên trong phần lớn trường hợp, người ta dựa vào tiêu chí này nhiều hơn tiêu chí kia: Một số lao động là “chuyên gia sản lượng”, hoàn thành được một khối lượng lớn công việc, mặc dù đôi lúc thiếu sự tỉ mỉ. Ngược lại, số khác lại cực kỳ chú trọng chi tiết, và thường phải hy sinh tốc độ để đạt sự chuẩn xác. Cả hai phong cách này đều cần thiết, vì nó khẳng định một điều rằng nhân viên không được quá cẩu thả hay chậm chạp. Giả định rằng chúng ta gặp phải một vấn đề cũ: một nhân viên hoàn thành rất nhiều công việc nhưng không chú ý tới chất lượng. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này trong bước tư vấn trực tiếp là gì?
Giải pháp
Khi bạn thấy một đồng nghiệp đang dần trở nên cẩu thả, làm thất lạc giấy tờ công tác, quên theo sát bạn, hoặc hiệu suất làm việc yếu, đã đến lúc bạn phải buộc nhân viên ngay lập tức để tâm tới các vấn đề này:
Dennis, chúng ta cần nói chuyện. Tôi cảm thấy quan ngại về chất lượng công việc của anh. Trên quan điểm cá nhân, tôi nhận thấy anh có quá nhiều phiếu công việc còn bỏ ngỏ trên bàn, có nghĩa là anh không thể hoàn thành chúng đúng tiến độ và đạt hiệu quả như trước.
Nơi làm việc của anh bề bộn thiết bị cần sửa chữa và các chi tiết máy móc thừa. Không gian làm việc của anh vẫn luôn rất ngăn nắp, vì vậy không biết có chuyện gì xảy ra. Tuy nhiên, tôi thấy một tấm Phiếu đặt hàng sửa chữa vẫn chưa được giải quyết kẹp trong tệp hồ sơ đã hoàn tất. Nghĩa là anh đã bỏ nhầm phiếu này vào hồ sơ đó. Ngoài ra, trong vài tuần gần đây, tôi đã phải hoàn thành các nhiệm vụ mà anh không hoàn thành được. Điều này khiến tôi không thể sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của mình.
Thế nào đây Dennis? Hãy nói cho tôi chuyện gì đang diễn ra vậy? [Tôi xin lỗi, chắc do tôi không chú tâm.] Được rồi, ít nhất là anh đã thừa nhận điều đó, có nghĩa chúng ta đã đi được một nửa chặng đường. Câu hỏi đặt ra là anh muốn giải quyết vấn đề này như thế nào? [Tôi không biết. Nhất định tôi sẽ cố gắng hơn.]
Tốt, nhưng tôi muốn nghe các biện pháp cụ thể. Tôi vừa chỉ ra ba vấn đề của anh là: Quá nhiều phiếu giao việc trên bàn, nơi làm việc bừa bộn, và công việc sửa chữa chưa được hoàn thành. Tôi muốn nghe chi tiết cách thức cải thiện ba vấn đề trên. Hãy cho tôi biết suy nghĩ của anh. [Vâng, nếu có quá nhiều phiếu công việc cần giải quyết trên bàn ở bất kỳ thời điểm nào, tôi đảm bảo và…]
Tốt, Dennis – theo tôi đó đều là những kế hoạch tốt. Tôi không còn lý do nào để nghi ngờ việc anh sẽ không đáp ứng được những kỳ vọng về hiệu suất những công việc mà tôi vừa chỉ ra. Tôi có thể giúp gì cho anh? Tôi luôn muốn anh thành công với vị trí này, và không hề muốn có thêm một cuộc thảo luận như thế này nữa, nhưng điều đó phụ thuộc vào anh, Dennis ạ. Anh có thể cam đoan rằng sẽ thực hiện công việc bằng tất cả khả năng, và không buộc tôi phải áp dụng hình thức kỷ luật cao hơn không? [Vâng, Paul. Một lần nữa, tôi thực sự xin lỗi.]
Vâng, đó không phải là một cuộc nói chuyện dễ dàng, đặc biệt với một nhân viên mà bạn yêu quý, đồng thời là trợ lý đắc lực cho bạn trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, Dennis là một người trưởng thành, và vì vậy bạn có quyền yêu cầu anh ta giải quyết vấn đề này. Anh ta sẽ có công cụ, phương pháp và quan trọng hơn là biết được các bước thực hiện. Nếu Dennis không thực hiện được từ bước này, anh ta đã thất bại. Lúc này công việc của bạn đơn giản chỉ là ghi vào biên bản kỷ luật nguyên nhân không thực hiện đúng cam kết và thiếu chú tâm trong công việc, dẫn đến bắt buộc chấm dứt hợp đồng.
(Trích sách “101 tình huống nhân sự nan giải” – PAUL FALCONE)
📌 ACE có nhu cầu đào tạo thì LIÊN HỆ với Shasu Training qua hotline: 0918150881 để được tư vấn cụ thể nhé.
📌 Để được cập nhật một cách nhanh nhất về các xu hướng đào tạo, thân mời ACE tham gia vào Group Zalo: https://zalo.me/g/aiaujw025
Tại đây, Shasu Training luôn cập nhật các khóa đào tạo và hỗ trợ ACE làm Kế hoạch đào tạo (annual training plan).
Trân trọng,
Training Solutions – Đồng hành & cho nhau giá trị
🔸 Web: https://training.shasugroup.com
🔸 Facebook: https://www.facebook.com/shasutrainingsolutions